Dẫu biết việc thói quen uống bia rượu là khó có thể thay đổi, có quá nhiều lý do để nga ta sử dụng bia rượu. Tuy nhiên thời gian qua việc CSGT siết chặt kiểm tra nồng độ cồn đã khiến cho không ít người lo lắng.
Vậy khi uống một ly bia thì mất bao lâu để nồng độ cồn về 0, để có thể tham gia giao thông? chúng ta cùng tham khảo dưới đây.
Nhìn chung, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: “Uống 1 ly bia mất bao lâu để nồng độ cồn về 0?” bởi điều này tùy thuộc từng người. Mỗi cá nhân sẽ có thời gian khác nhau và nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thải trừ cồn của cơ thể.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra khái niệm đơn vị cồn như sau: Một đơn vị cồn tương đương với 10 g cồn ethanol nguyên chất, bằng 200 ml bia; 75 ml rượu vang (1 ly); 25 ml rượu mạnh (1 chén). Tùy vào lượng uống sẽ quy ra khoảng bao nhiêu đơn vị cồn.
Một người trưởng thành có sức khỏe bình thường trung bình cứ sau một giờ gan sẽ đào thải một đơn vị cồn. Tùy theo thể trạng mà quãng thời gian này có thể tăng lên hay giảm đi. Khoảng 10-15% cồn sẽ đào thải qua đường hô hấp, da, mồ hôi; khoảng 85-90% sẽ được xử lý qua gan.
Một cốc bia tương đương khoảng hai đơn vị cồn, trung bình sẽ mất khoảng 2 giờ để thải trừ. Tuy nhiên, sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 giờ để cồn trong máu về 0. Do đó, nếu bạn uống một cốc bia thì mất khoảng 5 giờ thổi nồng độ cồn mới không lên.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi nồng độ cồn trong cơ thể ở mức cao, nghĩa là khi uống nhiều rượu thì tốc độ thải trừ cồn của gan lại nhanh hơn. Ngược lại, khi nồng độ cồn trong cơ thể ít thì tốc độ này lại chậm đi.
Với quy định hiện nay, khi bạn bị thổi nồng độ cồn chỉ cần phát hiện ra cồn trong hơi thở dù chưa tới 0,25 mg/L đã vi phạm. Vì vậy, một cốc bia trong thời gian ngắn bạn vẫn có khả năng bị phạt nếu tham gia giao thông.
Trên đây là thông tin để bạn tham khảo, tuy nhiên Dr.Khoi vẫn khuyến cáo cạn khi đã sử dụng rượu bia thì không nên lái xe.